• Vẻ đẹp Miền Tây

    Miền Tây gạo trắng nước trong...

  • Chợ Nổi Nét Riêng Miền Sông Nước

  • Tuổi Thơ

  • Ẩm Thực

  • Bài Viết Mới

    Thứ Ba, 4 tháng 4, 2017

    Miền Tây sông nước mênh mang nổi tiếng với những cù lao cây trái xanh tươi, những món ăn dân dã chất phác mà vô cùng ngon miệng như lẩu mắm, canh cá chua, kho quẹt, bánh xèo… tuy nhiên nhắc đến miền Tây mà không kể đến những những loại rau phong phú thì quả là một thiếu sót không hề nhỏ. Miền Tây được xem thiên đường của các loài rau ngon và lạ nhất mà chẳng thể bắt gặp ở đâu khác ngoài mảnh đất này.
    Rau “bông”
    Đất miền Tây có một loại rau đặc sản đó là rau “bông”. Thực chất rau “bông” chính là các loại hoa có thể ăn được. Ở vùng đất sông nước này, các món rau bông phổ biến và nhiều loại đến nỗi, để có thể kể hết tên của chúng, bạn có thể sẽ phải mất cả giờ đồng hồ. Rau bông rất đa dạng từ những loại bông phổ biến như bông bí, thiên lý cho đến những loại bông “đặc sản” như là bông điển điển, bông so đũa, bông lục bình, bông súng, bông mướp… Mỗi loại bông có hương vị khác nhau, có bông ngọt giòn nhưng cũng có loại bông có vị nhẫn đắng, ăn xong mới thấy ngọt nơi cuống họng.


     Mỗi loại rau bông đều có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau, từ ăn ghém, đổ bánh xèo, nhúng lẩu đến xào, nấu canh chua.

    Món lẩu cá, lẩu mắm nổi tiếng với các loại rau ăn kèm, có khi số loại rau dùng nhúng lẩu còn lên đến con số hai, ba chục loại như rau đắng, rau rút, rau kèo nèo, đậu rồng, bông súng, đọt muống, đọt xoài cả các loại hoa như bông bí, so đũa, điên điển, lục bình…
    Rau đọt choại
    Đừng vội băn khoăn về cái tên lạ lùng rau “đọt” vì thực chất “đọt” chính là những chiếc đọt (mầm) non của các loại cây. Ở miền Tây, dường như tất cả mọi loại cây đều cho một loại rau xanh nào đó, chỉ cần đi một vòng quanh vườn là bạn sẽ có ngay một rổ các loại đọt non: từ đọt xoài, cóc, chùm ruột, chùm bát, chùm bao, đọt sộp, đọt bình linh, lá lụa hay đọt sen non… về làm rau. Chắc chắn đây không phải là loại rau chính thống, những chính những nhúm rau tập tàng, dân dã này đã chính tạo nên cho các món ăn miền tây một hương vị không thể nào lẫn lộn.
    Rau “thân xốp”
    Rau thân xốp là thứ rau đặc trưng chỉ có ở vùng sông nước mênh mang như ở miền Tây Việt Nam. Các loại rau thân xốp rất đa dạng, nào là lục bình, thân bông súng, bạc hà, kèo nèo hay bồn bồn… Thân xốp của các loại rau này rất nhanh ngấm gia vị và tạo nên những món ăn rất đặc sắc.
    Bạn có thể xắt rau thân xốp nhỏ làm rau ăn ghém, khi chấm mắm phần thân xốp ngấm đầy thứ mắm thơm ngọt quyện hòa tạo nên vị ngon cho từng miếng rau. Những loại rau này cũng dùng để nấu canh chua hay muối dưa đều rất ngon và đưa cơm.
    Cho đến muôn vàn loại rau khác
    Có thể nói, miền Tây như một khu bảo tàng lớn với muôn vàn các loại rau, mà để nhớ, để thuộc và để kể tên được hết những loại rau này, bạn có thể phải mất đến hàng giờ đồng hồ. Chính vì sở hữu những loại rau phong phú mà các món ăn miền Tây như được sinh ra để kết hợp chúng với nhau. Bạn sẽ bắt gặp ở nồi lẩu mắm những cải xanh, đậu rồng, bắp chuối, giá, cà tím, nấm rơm, nấm dai, khổ qua, đậu bắp, rau càng cua, hẹ, đọt xoài, đọt chùm ruột, cần tây, thơm, chuối chát… ở nồi lẩu mắm U Minh là rau đọt choại, rau the, nhãn lòng, bông súng, rau trai, tàu bay, rau mác… những canh chua bông so đũa, bánh xèo bông điên điển…
    Có lẽ không một từ ngữ nào có thể diễn đạt được hết cái hay, cái thú vị của các loại rau miền Tây, vì thế đừng chần chừ mà sắp xếp cho mình một hành trình du lịch đến miền Tây để tự mình thưởng thức bạn nhé.
    hương vị miền tây

    Các loại rau gợi nhớ đến sông nước miền Tây

    Tùng Phạm  |  at  02:01

    Miền Tây sông nước mênh mang nổi tiếng với những cù lao cây trái xanh tươi, những món ăn dân dã chất phác mà vô cùng ngon miệng như lẩu mắm, canh cá chua, kho quẹt, bánh xèo… tuy nhiên nhắc đến miền Tây mà không kể đến những những loại rau phong phú thì quả là một thiếu sót không hề nhỏ. Miền Tây được xem thiên đường của các loài rau ngon và lạ nhất mà chẳng thể bắt gặp ở đâu khác ngoài mảnh đất này.
    Rau “bông”
    Đất miền Tây có một loại rau đặc sản đó là rau “bông”. Thực chất rau “bông” chính là các loại hoa có thể ăn được. Ở vùng đất sông nước này, các món rau bông phổ biến và nhiều loại đến nỗi, để có thể kể hết tên của chúng, bạn có thể sẽ phải mất cả giờ đồng hồ. Rau bông rất đa dạng từ những loại bông phổ biến như bông bí, thiên lý cho đến những loại bông “đặc sản” như là bông điển điển, bông so đũa, bông lục bình, bông súng, bông mướp… Mỗi loại bông có hương vị khác nhau, có bông ngọt giòn nhưng cũng có loại bông có vị nhẫn đắng, ăn xong mới thấy ngọt nơi cuống họng.


     Mỗi loại rau bông đều có thể được chế biến thành nhiều món khác nhau, từ ăn ghém, đổ bánh xèo, nhúng lẩu đến xào, nấu canh chua.

    Món lẩu cá, lẩu mắm nổi tiếng với các loại rau ăn kèm, có khi số loại rau dùng nhúng lẩu còn lên đến con số hai, ba chục loại như rau đắng, rau rút, rau kèo nèo, đậu rồng, bông súng, đọt muống, đọt xoài cả các loại hoa như bông bí, so đũa, điên điển, lục bình…
    Rau đọt choại
    Đừng vội băn khoăn về cái tên lạ lùng rau “đọt” vì thực chất “đọt” chính là những chiếc đọt (mầm) non của các loại cây. Ở miền Tây, dường như tất cả mọi loại cây đều cho một loại rau xanh nào đó, chỉ cần đi một vòng quanh vườn là bạn sẽ có ngay một rổ các loại đọt non: từ đọt xoài, cóc, chùm ruột, chùm bát, chùm bao, đọt sộp, đọt bình linh, lá lụa hay đọt sen non… về làm rau. Chắc chắn đây không phải là loại rau chính thống, những chính những nhúm rau tập tàng, dân dã này đã chính tạo nên cho các món ăn miền tây một hương vị không thể nào lẫn lộn.
    Rau “thân xốp”
    Rau thân xốp là thứ rau đặc trưng chỉ có ở vùng sông nước mênh mang như ở miền Tây Việt Nam. Các loại rau thân xốp rất đa dạng, nào là lục bình, thân bông súng, bạc hà, kèo nèo hay bồn bồn… Thân xốp của các loại rau này rất nhanh ngấm gia vị và tạo nên những món ăn rất đặc sắc.
    Bạn có thể xắt rau thân xốp nhỏ làm rau ăn ghém, khi chấm mắm phần thân xốp ngấm đầy thứ mắm thơm ngọt quyện hòa tạo nên vị ngon cho từng miếng rau. Những loại rau này cũng dùng để nấu canh chua hay muối dưa đều rất ngon và đưa cơm.
    Cho đến muôn vàn loại rau khác
    Có thể nói, miền Tây như một khu bảo tàng lớn với muôn vàn các loại rau, mà để nhớ, để thuộc và để kể tên được hết những loại rau này, bạn có thể phải mất đến hàng giờ đồng hồ. Chính vì sở hữu những loại rau phong phú mà các món ăn miền Tây như được sinh ra để kết hợp chúng với nhau. Bạn sẽ bắt gặp ở nồi lẩu mắm những cải xanh, đậu rồng, bắp chuối, giá, cà tím, nấm rơm, nấm dai, khổ qua, đậu bắp, rau càng cua, hẹ, đọt xoài, đọt chùm ruột, cần tây, thơm, chuối chát… ở nồi lẩu mắm U Minh là rau đọt choại, rau the, nhãn lòng, bông súng, rau trai, tàu bay, rau mác… những canh chua bông so đũa, bánh xèo bông điên điển…
    Có lẽ không một từ ngữ nào có thể diễn đạt được hết cái hay, cái thú vị của các loại rau miền Tây, vì thế đừng chần chừ mà sắp xếp cho mình một hành trình du lịch đến miền Tây để tự mình thưởng thức bạn nhé.

    Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

          Trở lại xứ Dừa, nghe trong gió dường như dáng ai đứng, làm nên miền cổ tích bên dòng Hàm Luông. Con sóng đong đưa nhịp sinh sôi bất tận. Ta như lọt thỏm giữa những tàu dừa rẽ cánh quạt che mát.

          Những đốm nắng như hoa đang tưới tẩm sự bình yên và phát triển của một vùng quê. Ta lắng nghe Bến Tre trở mình cùng tỉnh bạn nơi đất chín rồng.
         Kẹo dừa deo dẻo, thơm, bùi làm người nhớ mãi mùi nước cốt của nó, người đi còn vương vấn bàn tay ai chăm chỉ tháng ngày. Những chàng trai, cô gái lớn lên trong tình yêu của bình yên và hạnh phúc đang kể cho nhau nghe điệp khúc ông bà họ từng kể. Chính những lời ru xưa đã nuôi lớn họ, làm nên một tình yêu sâu thẳm.

         Tôi ngồi cà phê bên một quán ven đường nghe âm thanh bình yên quá đỗi. Con đường nông thôn mới xóa đi bao trơn trượt lầy lội mà ngày nào đó những cái chặc lưỡi thầm mơ. Bến Tre giờ đâu còn chon von giữa đôi bờ thương nhớ. Rạch Miễu nối tình yêu thêm đẹp giữa Tiền Giang và Bến Tre. Cầu Hàm Luông nối đôi bờ Minh - Bảo, cầu Cổ Chiên thì nối Trà Vinh với Bến Tre. Bao nhiêu thơ họa cho sự in bóng nước trên những chiếc cầu nối bến bờ vui. Bao nhiêu nụ cười cho cuộc vận mới. Những đứa trẻ thong dong trên cầu là niềm vui của những ông bà cụ đang kể cho nhau nghe mỗi buổi điểm tâm bên tách trà thơm khói. Họ tin ở lớp trẻ. Họ tin đất mọc hoa và không thôi trổ hương. Chính niềm tin ấy mà làm nên những khúc ca sáng ngời.

          Bỗng dưng ngồi đó mà không để chờ một ai, không để đợi một ai, chỉ là ngồi và im nghe đất trời Bến Tre hôm nay khoác màu áo mới đẹp và dịu dàng, thôn nữ mà kiêu sa, dễ gần mà khả kính.


         Những con đường tít tắp hàng cây xanh, chỉ mong còn mãi những lá phổi tươi non thoang thoảng hương ấy. Những ánh mắt hiền từ, bao dung mà khả quyết làm mình nhớ mãi giọng ca của ca sĩ Thu Hiền, day dứt làm sao đoạn thương, đoạn nhớ: “Ơi! Những cây dừa để lại cho ta bóng quê. Ơi! Tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre. Mỗi lúc đi xa dừa ơi ta nhớ lắm nghe”… Nghe mà rưng nhớ, nghe rồi đố ai dứt lòng bỏ quê đành đoạn, nghe rồi nhớ mẹ, thương cha và những ngày xưa năm cũ dưới bóng quê quá đi thôi.

         Rồi một cơn mưa chiều phủ đầy xứ Dừa. Tiếng mưa ấy đưa con nước chờn vờn sóng cho những cụm lục bình thêm lung linh những đọt bông tim tím, cho ai thêm nhớ ai quá chừng. Những người trong quán nước bắt đầu kể cho nhau nghe mùa vụ, thời sự, chuyện học hành con cái, chuyện những chàng trai, cô gái đang tình nguyện làm những việc của tuổi trẻ đong đầy bao khát vọng đẹp. Cuộc sống vẫn đẹp dẫu cái xấu, cái ác vẫn luôn rình rập, vẫn không ngưng thập thò. Tiếng ca vẫn cất lên dẫu mưa thì buồn, nhất là những ai xa xứ. Mai rời nơi này mà bỗng thương nhớ câu hát để còn luyến ái làn tóc ấy trong gió đầy mây thu.
    văn hóa

    Nhớ ai câu hát xứ Dừa!

    Tùng Phạm  |  at  20:14

          Trở lại xứ Dừa, nghe trong gió dường như dáng ai đứng, làm nên miền cổ tích bên dòng Hàm Luông. Con sóng đong đưa nhịp sinh sôi bất tận. Ta như lọt thỏm giữa những tàu dừa rẽ cánh quạt che mát.

          Những đốm nắng như hoa đang tưới tẩm sự bình yên và phát triển của một vùng quê. Ta lắng nghe Bến Tre trở mình cùng tỉnh bạn nơi đất chín rồng.
         Kẹo dừa deo dẻo, thơm, bùi làm người nhớ mãi mùi nước cốt của nó, người đi còn vương vấn bàn tay ai chăm chỉ tháng ngày. Những chàng trai, cô gái lớn lên trong tình yêu của bình yên và hạnh phúc đang kể cho nhau nghe điệp khúc ông bà họ từng kể. Chính những lời ru xưa đã nuôi lớn họ, làm nên một tình yêu sâu thẳm.

         Tôi ngồi cà phê bên một quán ven đường nghe âm thanh bình yên quá đỗi. Con đường nông thôn mới xóa đi bao trơn trượt lầy lội mà ngày nào đó những cái chặc lưỡi thầm mơ. Bến Tre giờ đâu còn chon von giữa đôi bờ thương nhớ. Rạch Miễu nối tình yêu thêm đẹp giữa Tiền Giang và Bến Tre. Cầu Hàm Luông nối đôi bờ Minh - Bảo, cầu Cổ Chiên thì nối Trà Vinh với Bến Tre. Bao nhiêu thơ họa cho sự in bóng nước trên những chiếc cầu nối bến bờ vui. Bao nhiêu nụ cười cho cuộc vận mới. Những đứa trẻ thong dong trên cầu là niềm vui của những ông bà cụ đang kể cho nhau nghe mỗi buổi điểm tâm bên tách trà thơm khói. Họ tin ở lớp trẻ. Họ tin đất mọc hoa và không thôi trổ hương. Chính niềm tin ấy mà làm nên những khúc ca sáng ngời.

          Bỗng dưng ngồi đó mà không để chờ một ai, không để đợi một ai, chỉ là ngồi và im nghe đất trời Bến Tre hôm nay khoác màu áo mới đẹp và dịu dàng, thôn nữ mà kiêu sa, dễ gần mà khả kính.


         Những con đường tít tắp hàng cây xanh, chỉ mong còn mãi những lá phổi tươi non thoang thoảng hương ấy. Những ánh mắt hiền từ, bao dung mà khả quyết làm mình nhớ mãi giọng ca của ca sĩ Thu Hiền, day dứt làm sao đoạn thương, đoạn nhớ: “Ơi! Những cây dừa để lại cho ta bóng quê. Ơi! Tóc ai dài để lại dáng đứng Bến Tre. Mỗi lúc đi xa dừa ơi ta nhớ lắm nghe”… Nghe mà rưng nhớ, nghe rồi đố ai dứt lòng bỏ quê đành đoạn, nghe rồi nhớ mẹ, thương cha và những ngày xưa năm cũ dưới bóng quê quá đi thôi.

         Rồi một cơn mưa chiều phủ đầy xứ Dừa. Tiếng mưa ấy đưa con nước chờn vờn sóng cho những cụm lục bình thêm lung linh những đọt bông tim tím, cho ai thêm nhớ ai quá chừng. Những người trong quán nước bắt đầu kể cho nhau nghe mùa vụ, thời sự, chuyện học hành con cái, chuyện những chàng trai, cô gái đang tình nguyện làm những việc của tuổi trẻ đong đầy bao khát vọng đẹp. Cuộc sống vẫn đẹp dẫu cái xấu, cái ác vẫn luôn rình rập, vẫn không ngưng thập thò. Tiếng ca vẫn cất lên dẫu mưa thì buồn, nhất là những ai xa xứ. Mai rời nơi này mà bỗng thương nhớ câu hát để còn luyến ái làn tóc ấy trong gió đầy mây thu.

    Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

       Ai không ở thôn quê, nhất là những vùng ruộng đồng ngập nước, chắc sẽ không hình dung được cảnh đi nhặt trứng vịt đồng. Ðó không chỉ là niềm vui mà đứa trẻ nhà quê nào hầu như cũng thích mà đôi khi còn là một công việc góp thêm phần vào trang trải trong gia đình của một thời nghèo khó…

       Ði nhặt trứng vịt đồng có biết bao niềm vui. Cả buổi được bì bõm trên đồng, tha hồ nghịch nước. Vui nhất là lúc phát hiện được một trứng vịt nằm dưới ruộng. Trứng nho nhỏ trắng tinh nằm bên gốc rạ, dưới ruộng nước rất dễ nhận ra, đi một buổi có thể nhặt được năm bảy trứng, hôm nào may mắn còn có thể được nhiều hơn.

        Ở quê mùa này, mưa bắt đầu nhiều hơn và cánh đồng bắt đầu ngập nước. Sau vụ mùa, ruộng thường được cho ngập nước một thời gian để rửa đất và làm tăng độ phì nhiêu. Ðây cũng là lúc vịt được thả cho lội nước kiếm ăn. Mùa này về quê, xuống những vùng đồng quê rộng lớn, không khó để bắt gặp những cánh đồng trắng vịt đi ăn. Vịt được mùa kiếm mồi nên chóng lớn và sai đẻ. Ðó là niềm phấn khởi của người chăn vịt, cũng là niềm vui của lũ trẻ chăn trâu làng tôi.

       Thường thì vịt đẻ ban đêm. Tuy nhiên, cũng có khi chúng đẻ ban ngày, ngay trên ruộng đang trong lúc kiếm ăn. Số này thường không nhiều nên người chăn vịt không mấy bận tâm việc đi nhặt trứng. Chỉ có đám trẻ chăn trâu là mong cho bọn vịt ăn no đẻ nhiều, để khi đi qua mỗi nơi chúng sẽ để lại dăm ba trứng. Bọn trẻ chúng tôi vẫn hay đùa với nhau đó là lộc của ruộng đồng.

         Còn gì vui bằng mỗi sáng mai lùa trâu ra đồng rồi đi theo vịt nhặt trứng. Bọn trẻ để trâu tự do kiếm cỏ trên đồng vì lúa bây giờ đã gặt hết. Mùa này hay mưa, lúa ma và cỏ mọc nhiều nên cứ thả trâu tự đi kiếm ăn rồi tha hồ đi tìm trứng. Cả buổi bì bõm trên đồng, chân tay đầy bùn, áo quần lấm lem mà sao ai cũng vui. Niềm vui không chỉ có trong tay nhiều trứng vịt nhặt được, mà còn trên những gương mặt lúc nào cũng rạng rỡ, trong tiếng nói cười vang động cả cánh đồng, trong cả ánh mắt hiền hậu như cũng muốn reo vui của những bác Hai, anh Tư chăn vịt.

        Tôi cũng từng có một thời đi chăn trâu nhặt trứng như thế. Có những trưa về nhà, cả người ướt sũng, mặt mũi đầy bùn, đưa mấy trứng vịt nhặt ngoài đồng để mẹ chiên ăn cơm, mẹ thương mà không nỡ giận. Cũng có những hôm mải mê tìm trứng để trâu đi lạc, cả đám dáo dác chia nhau đi tìm.

        Những kỷ niệm gắn với ruộng đồng, với con trâu và đám bạn đầu trần chân đất, với những buổi nghêu ngao lội khắp đồng đi tìm trứng vịt trắng xinh xinh… không bao giờ tôi quên được.
    văn hóa nam bộ

    Nhặt trứng vịt đồng

    Tùng Phạm  |  at  18:21

       Ai không ở thôn quê, nhất là những vùng ruộng đồng ngập nước, chắc sẽ không hình dung được cảnh đi nhặt trứng vịt đồng. Ðó không chỉ là niềm vui mà đứa trẻ nhà quê nào hầu như cũng thích mà đôi khi còn là một công việc góp thêm phần vào trang trải trong gia đình của một thời nghèo khó…

       Ði nhặt trứng vịt đồng có biết bao niềm vui. Cả buổi được bì bõm trên đồng, tha hồ nghịch nước. Vui nhất là lúc phát hiện được một trứng vịt nằm dưới ruộng. Trứng nho nhỏ trắng tinh nằm bên gốc rạ, dưới ruộng nước rất dễ nhận ra, đi một buổi có thể nhặt được năm bảy trứng, hôm nào may mắn còn có thể được nhiều hơn.

        Ở quê mùa này, mưa bắt đầu nhiều hơn và cánh đồng bắt đầu ngập nước. Sau vụ mùa, ruộng thường được cho ngập nước một thời gian để rửa đất và làm tăng độ phì nhiêu. Ðây cũng là lúc vịt được thả cho lội nước kiếm ăn. Mùa này về quê, xuống những vùng đồng quê rộng lớn, không khó để bắt gặp những cánh đồng trắng vịt đi ăn. Vịt được mùa kiếm mồi nên chóng lớn và sai đẻ. Ðó là niềm phấn khởi của người chăn vịt, cũng là niềm vui của lũ trẻ chăn trâu làng tôi.

       Thường thì vịt đẻ ban đêm. Tuy nhiên, cũng có khi chúng đẻ ban ngày, ngay trên ruộng đang trong lúc kiếm ăn. Số này thường không nhiều nên người chăn vịt không mấy bận tâm việc đi nhặt trứng. Chỉ có đám trẻ chăn trâu là mong cho bọn vịt ăn no đẻ nhiều, để khi đi qua mỗi nơi chúng sẽ để lại dăm ba trứng. Bọn trẻ chúng tôi vẫn hay đùa với nhau đó là lộc của ruộng đồng.

         Còn gì vui bằng mỗi sáng mai lùa trâu ra đồng rồi đi theo vịt nhặt trứng. Bọn trẻ để trâu tự do kiếm cỏ trên đồng vì lúa bây giờ đã gặt hết. Mùa này hay mưa, lúa ma và cỏ mọc nhiều nên cứ thả trâu tự đi kiếm ăn rồi tha hồ đi tìm trứng. Cả buổi bì bõm trên đồng, chân tay đầy bùn, áo quần lấm lem mà sao ai cũng vui. Niềm vui không chỉ có trong tay nhiều trứng vịt nhặt được, mà còn trên những gương mặt lúc nào cũng rạng rỡ, trong tiếng nói cười vang động cả cánh đồng, trong cả ánh mắt hiền hậu như cũng muốn reo vui của những bác Hai, anh Tư chăn vịt.

        Tôi cũng từng có một thời đi chăn trâu nhặt trứng như thế. Có những trưa về nhà, cả người ướt sũng, mặt mũi đầy bùn, đưa mấy trứng vịt nhặt ngoài đồng để mẹ chiên ăn cơm, mẹ thương mà không nỡ giận. Cũng có những hôm mải mê tìm trứng để trâu đi lạc, cả đám dáo dác chia nhau đi tìm.

        Những kỷ niệm gắn với ruộng đồng, với con trâu và đám bạn đầu trần chân đất, với những buổi nghêu ngao lội khắp đồng đi tìm trứng vịt trắng xinh xinh… không bao giờ tôi quên được.

    Thứ Tư, 1 tháng 6, 2016

    Xa quê, mưu sinh giữa nơi xứ lạ đất người, có những lúc tôi nhớ quay quắt, nhớ đến nao lòng những khoảng thời gian yên bình, thong thả ít suy tư và vướng bận những chuyện cơm áo gạo tiền. Tôi nhớ nhiều thứ, nhiều thứ lắm mà không sao kể xiết. Tôi nhớ những ngày cùng lũ nhóc choai choai kéo bầy kéo nhóm tắm mưa la hét inh ỏi cả một góc làng; nhớ những buổi chăn trâu trên đồng chia quân đánh nhau, diệt địch; nhớ những buổi đốt đồng khói bay nghi ngút cay xè khóe mắt và đặc biệt hơn tôi nhớ đến những bữa cơm gia đình quây quần giữa buổi trưa hè nắng oi ả như đổ lửa hay những ngày mưa tầm tã, rả rích với các món ăn bình dị, giản đơn. Đó có thể là vài lát cá kho tộ, một ít cà muối xổi, và một tô canh rau đắng nhưng sao lại ấm cúng và ngon đến lạ lùng.

    Có lẽ rằng những bữa cơm mộc mạc với các món ăn dân dã, ngọt lành của đồng quê ấy đã nuôi tôi khôn lớn và ăn sâu vào máu thịt tôi để rồi khi xa quê tôi lại thèm, lại nhớ. Phải chăng đó là tình yêu quê hương, xứ sở bởi tôi nhớ có một nhà văn từng nói: Tình yêu đất nước là sự thương nhớ, thèm thuồng món ăn mà cha mẹ cho mình ăn lúc mình nhỏ tuổi. Và chắc cũng giống như tôi và nhiều người khác mà nhạc sĩ Bắc Sơn khi rời xa nơi chôn rau cắt rốn của mình cũng đã nhớ đến những món ăn quê nhà để rồi viết nên những lời ca, tiếng hát nổi tiếng đi sâu vào lòng người, hồn người, lòng dân tộc như một điều bình thường nhất, giản dị nhất: Ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình nhớ lũy tre xanh, dạo quanh khung trời kỷ niệm, chợt thèm rau đắng nấu canh (Còn thương rau đắng mọc sau hè).

    Cũng có thể thuở trước dân quê mình còn nghèo, chợ búa xa xôi, đi lại khó khăn cộng với chuyện tìm kiếm nguyên liệu cho một bữa ăn lót lòng rất vất vả cho nên họ đã tận dụng triệt để những gì có sẵn ở quanh nhà, quanh vườn. Hẳn vì thế mà loài rau đắng vốn “mọc sau hè” được chọn đưa vào trong bữa cơm thường nhật như một điều tất nhiên bên cạnh đọt lang, cọng rau muống, rau càng cua, rau nhút, rau má… và dần dà cái vị đắng của loài rau ấy trở nên ngọt ngào thấm vào miền ký ức của biết bao người.

    Chỉ cần nghe câu hát ru con da diết của bà và mẹ thường ngày ở quê tôi (và có thể ở nhiều nơi khác) là biết ngay nguyên liệu chính của món canh rau đắng: À ơi… Canh rau đắng, cá rô đồng; Nồi cơm mẹ nấu thơm nồng ban trưa. Vâng, ở quê tôi, canh rau đắng phổ biến nhất là thường nấu với cá rô đồng, có chỗ nấu với cá lóc, cá trê (Rau đắng nấu với cá trê; Ai đi lục tỉnh thì mê không về), không thì nấu với một ít tôm, tép vừa mới bắt ở dưới rạch, dưới đìa, dưới mương, khá hơn một tí thì nấu chung với thịt heo bằm.

    Đối với rau đắng, người xưa đã dựa vào vị đăng đắng của nó mà gọi tên và thường thường nhiều người không biết chúng có hai loại là rau đắng biển và rau đắng đất. Đối với rau đắng biển (còn gọi là rau đắng đồng) rất dễ tìm. Ban đầu thoạt nghe cái tên rau đắng biển ta cứ tưởng rằng loài rau này mọc ở vùng biển nhưng thực ra nó chỉ mọc ở vùng đồng ruộng, chỗ trũng, thấp ẩm chứ không thể mọc ở vùng biển được bởi vị mặn của muối. Rau đắng biển có vị hơi đắng, thân tròn lẳn, thon nhỏ, lá xanh tròn dẹt và mọng nước. Vào mùa mưa, cọng rau trổ giò lớn nhanh thư thổi và mọc thành đám như rau muống với màu xanh tươi nhìn mát mắt, chỉ cần cầm dao hay lưỡi liềm cắt một loáng là có cả thúng đem ra chợ bán.
    Rau đắng đất nếu xét về nhan sắc thì khiêm tốn hơn rau đắng biển, mộc mạc như chính tên gọi của nó vậy. Rau đắng đất khó mọc và có vị đắng hơn rất nhiều so với rau đắng biển. Rau đắng đất chỉ thấy mọc ở sau hè, hay bên những bờ mương, liếp vườn quanh nhà, quanh các gốc cây và dưới chân những gốc rạ khi lúa mùa một vụ mới vừa gặt xong. Những hạt rau đắng đất đã ngủ quên từ mùa nước để chờ khi chân ruộng chớm khô là chợt bừng tỉnh giấc, nẩy mầm vươn lên từ lòng đất. Rau đắng đất mọc thành bụi riêng lẻ chứ không mọc thành đám như rau đắng biển, thân của nó cũng mảnh mai, lá mỏng tròn tròn như móng tay út với màu xanh pha sắc tím khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Chỉ khi nào mọc ẩn trong vườn hay ẩn dưới các gốc rạ thì mới có màu xanh nhợt nhạt. Rau đắng đất thỉnh thoảng mới thấy có bán ngoài chợ và giá của nó cũng mắc hơn so với rau đắng biển cũng như một số loại rau khác như rau cải, rau muống… Rau đắng đất ngoài tác dụng đơn thuần của một loại rau, nó còn là một trong những vị thuốc Nam có tác dụng hạ hỏa, giải nhiệt, an thần, làm cho sáng mắt, phụ nữ ăn vào da dẻ mịn màng.
    Từ cách chọn rau cho đến cách chế biến thành món ăn tuy đơn giản nhưng cũng cần một chút điệu nghệ nếu không nói là cầu kỳ. Phải tùy vào từng mùa mà chọn loại rau nào để nấu với từng nguyên liệu và cách ăn như thế nào mới đúng cũng đủ chứng minh hùng hồn rằng “nghề ăn cũng lắm công phu” và người Việt Nam quả là những người sành điệu trong nghệ thuật ẩm thực.

    Như đã nói, khi chọn hái rau đắng biển cách tốt nhất là ta nên hái vào đầu mùa mưa. Những ngọn rau non xanh, căng mọng mơn mởn đua nhau mọc, lúc ấy tha hồ mà cắt, nếu kỹ hơn thì ta cứ vạch tìm trong đám cỏ tìm ngắt từng cọng rau một, những cọng rau này thường to và chất lượng hơn. Còn đối với rau đắng đất, ta nên nhổ cả gốc lẫn ngọn. Cũng như những đọt rau đắng biển được bới tìm trong đám cỏ dại, những cọng rau đắng đất được lấy từ gốc rơm rạ ủ mới lạ thứ “thượng phẩm” mà bất kỳ những tay sành ăn nào cũng đều biết.

    Tuyệt chiêu của rau đắng là khi nấu canh với các loại cá đồng và nấu cháo tống. Ngoài ra nó còn dùng để luộc chấm với mắm kho hay là loại rau chủ đạo của món lẩu. Rau đắng sau khi hái về được rửa cho thật sạch, để ráo. Trong lúc rửa rau phải chú ý thật nhẹ tay, phải “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, tránh để bị rau dập nát vì khi ấy rau sẽ trở nên quá đắng và mất ngon. Cá rô phải là loại cá rô mề, con nào con nấy nhìn cứ phây phây béo tốt. Cá được móc ruột và đánh vảy thật sạch rồi cho vào luộc sơ hay hấp cũng được. Khi thấy cá vừa chín tới thì vớt ra, sau đó nhẹ tay gỡ toàn bộ phần thịt để riêng, phần xương cho vào cối giã nát, chắt lấy nước. Xong đâu đấy, phi hành cho thật thơm rồi nhẹ nhàng cho phần thịt cá vào xào sơ, tiếp theo cho toàn bộ phần nước chắt từ xương cá và nước luộc (hấp) cá vào đun sôi, nhớ hớt bỏ phần bọt nổi bên mép nồi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng, khi nước đã thật sôi thì cho rau đắng vào và nhắc ra, thêm chút tiêu và hành lá. Khi ăn, ta lâng lâng với cái đăng đắng của rau, cái ngọt ngọt, beo béo của thịt và xương cá, cái thơm thơm của hành và tiêu…
    Trong cái nắng oi nồng của ngày hè cùng gia đình quây quần giữa mâm cơm giản dị mà vừa ăn vừa xuýt xoa, hít hà, mồ hôi mẹ, mồ hôi con vã ra như tắm bởi đĩa cá kho tộ cay nồng, tô canh rau đắng nóng hôi hổi… thì thật là sung sướng hay ngồi ăn trong cái mênh mang của đất trời khi mưa, ta lại cảm thấy ấm lòng, thú vị. Bởi thế mà thi sĩ Nguyệt Lãng từng có những nỗi nhớ quê, nhớ loài rau đồng nội khó quên trong tâm thức của mình:

    Ai buộc đời mình vì một cọng rau
    Ai khôn lớn qua cầu đi hút bóng
    Nhìn quãng đồng xa một làn khói trắng
    Cũng bâng khuâng nhớ lắm quê mình
    Bỗng nghe thèm rau đắng nấu canh...

                                                                                                               " Hai Lúa Miền Tây"
    rau đắng

    Chợt thèm rau đắng nấu canh

    Tùng Phạm  |  at  01:31

    Xa quê, mưu sinh giữa nơi xứ lạ đất người, có những lúc tôi nhớ quay quắt, nhớ đến nao lòng những khoảng thời gian yên bình, thong thả ít suy tư và vướng bận những chuyện cơm áo gạo tiền. Tôi nhớ nhiều thứ, nhiều thứ lắm mà không sao kể xiết. Tôi nhớ những ngày cùng lũ nhóc choai choai kéo bầy kéo nhóm tắm mưa la hét inh ỏi cả một góc làng; nhớ những buổi chăn trâu trên đồng chia quân đánh nhau, diệt địch; nhớ những buổi đốt đồng khói bay nghi ngút cay xè khóe mắt và đặc biệt hơn tôi nhớ đến những bữa cơm gia đình quây quần giữa buổi trưa hè nắng oi ả như đổ lửa hay những ngày mưa tầm tã, rả rích với các món ăn bình dị, giản đơn. Đó có thể là vài lát cá kho tộ, một ít cà muối xổi, và một tô canh rau đắng nhưng sao lại ấm cúng và ngon đến lạ lùng.

    Có lẽ rằng những bữa cơm mộc mạc với các món ăn dân dã, ngọt lành của đồng quê ấy đã nuôi tôi khôn lớn và ăn sâu vào máu thịt tôi để rồi khi xa quê tôi lại thèm, lại nhớ. Phải chăng đó là tình yêu quê hương, xứ sở bởi tôi nhớ có một nhà văn từng nói: Tình yêu đất nước là sự thương nhớ, thèm thuồng món ăn mà cha mẹ cho mình ăn lúc mình nhỏ tuổi. Và chắc cũng giống như tôi và nhiều người khác mà nhạc sĩ Bắc Sơn khi rời xa nơi chôn rau cắt rốn của mình cũng đã nhớ đến những món ăn quê nhà để rồi viết nên những lời ca, tiếng hát nổi tiếng đi sâu vào lòng người, hồn người, lòng dân tộc như một điều bình thường nhất, giản dị nhất: Ai cách xa cội nguồn, ngồi một mình nhớ lũy tre xanh, dạo quanh khung trời kỷ niệm, chợt thèm rau đắng nấu canh (Còn thương rau đắng mọc sau hè).

    Cũng có thể thuở trước dân quê mình còn nghèo, chợ búa xa xôi, đi lại khó khăn cộng với chuyện tìm kiếm nguyên liệu cho một bữa ăn lót lòng rất vất vả cho nên họ đã tận dụng triệt để những gì có sẵn ở quanh nhà, quanh vườn. Hẳn vì thế mà loài rau đắng vốn “mọc sau hè” được chọn đưa vào trong bữa cơm thường nhật như một điều tất nhiên bên cạnh đọt lang, cọng rau muống, rau càng cua, rau nhút, rau má… và dần dà cái vị đắng của loài rau ấy trở nên ngọt ngào thấm vào miền ký ức của biết bao người.

    Chỉ cần nghe câu hát ru con da diết của bà và mẹ thường ngày ở quê tôi (và có thể ở nhiều nơi khác) là biết ngay nguyên liệu chính của món canh rau đắng: À ơi… Canh rau đắng, cá rô đồng; Nồi cơm mẹ nấu thơm nồng ban trưa. Vâng, ở quê tôi, canh rau đắng phổ biến nhất là thường nấu với cá rô đồng, có chỗ nấu với cá lóc, cá trê (Rau đắng nấu với cá trê; Ai đi lục tỉnh thì mê không về), không thì nấu với một ít tôm, tép vừa mới bắt ở dưới rạch, dưới đìa, dưới mương, khá hơn một tí thì nấu chung với thịt heo bằm.

    Đối với rau đắng, người xưa đã dựa vào vị đăng đắng của nó mà gọi tên và thường thường nhiều người không biết chúng có hai loại là rau đắng biển và rau đắng đất. Đối với rau đắng biển (còn gọi là rau đắng đồng) rất dễ tìm. Ban đầu thoạt nghe cái tên rau đắng biển ta cứ tưởng rằng loài rau này mọc ở vùng biển nhưng thực ra nó chỉ mọc ở vùng đồng ruộng, chỗ trũng, thấp ẩm chứ không thể mọc ở vùng biển được bởi vị mặn của muối. Rau đắng biển có vị hơi đắng, thân tròn lẳn, thon nhỏ, lá xanh tròn dẹt và mọng nước. Vào mùa mưa, cọng rau trổ giò lớn nhanh thư thổi và mọc thành đám như rau muống với màu xanh tươi nhìn mát mắt, chỉ cần cầm dao hay lưỡi liềm cắt một loáng là có cả thúng đem ra chợ bán.
    Rau đắng đất nếu xét về nhan sắc thì khiêm tốn hơn rau đắng biển, mộc mạc như chính tên gọi của nó vậy. Rau đắng đất khó mọc và có vị đắng hơn rất nhiều so với rau đắng biển. Rau đắng đất chỉ thấy mọc ở sau hè, hay bên những bờ mương, liếp vườn quanh nhà, quanh các gốc cây và dưới chân những gốc rạ khi lúa mùa một vụ mới vừa gặt xong. Những hạt rau đắng đất đã ngủ quên từ mùa nước để chờ khi chân ruộng chớm khô là chợt bừng tỉnh giấc, nẩy mầm vươn lên từ lòng đất. Rau đắng đất mọc thành bụi riêng lẻ chứ không mọc thành đám như rau đắng biển, thân của nó cũng mảnh mai, lá mỏng tròn tròn như móng tay út với màu xanh pha sắc tím khi tiếp xúc với ánh mặt trời. Chỉ khi nào mọc ẩn trong vườn hay ẩn dưới các gốc rạ thì mới có màu xanh nhợt nhạt. Rau đắng đất thỉnh thoảng mới thấy có bán ngoài chợ và giá của nó cũng mắc hơn so với rau đắng biển cũng như một số loại rau khác như rau cải, rau muống… Rau đắng đất ngoài tác dụng đơn thuần của một loại rau, nó còn là một trong những vị thuốc Nam có tác dụng hạ hỏa, giải nhiệt, an thần, làm cho sáng mắt, phụ nữ ăn vào da dẻ mịn màng.
    Từ cách chọn rau cho đến cách chế biến thành món ăn tuy đơn giản nhưng cũng cần một chút điệu nghệ nếu không nói là cầu kỳ. Phải tùy vào từng mùa mà chọn loại rau nào để nấu với từng nguyên liệu và cách ăn như thế nào mới đúng cũng đủ chứng minh hùng hồn rằng “nghề ăn cũng lắm công phu” và người Việt Nam quả là những người sành điệu trong nghệ thuật ẩm thực.

    Như đã nói, khi chọn hái rau đắng biển cách tốt nhất là ta nên hái vào đầu mùa mưa. Những ngọn rau non xanh, căng mọng mơn mởn đua nhau mọc, lúc ấy tha hồ mà cắt, nếu kỹ hơn thì ta cứ vạch tìm trong đám cỏ tìm ngắt từng cọng rau một, những cọng rau này thường to và chất lượng hơn. Còn đối với rau đắng đất, ta nên nhổ cả gốc lẫn ngọn. Cũng như những đọt rau đắng biển được bới tìm trong đám cỏ dại, những cọng rau đắng đất được lấy từ gốc rơm rạ ủ mới lạ thứ “thượng phẩm” mà bất kỳ những tay sành ăn nào cũng đều biết.

    Tuyệt chiêu của rau đắng là khi nấu canh với các loại cá đồng và nấu cháo tống. Ngoài ra nó còn dùng để luộc chấm với mắm kho hay là loại rau chủ đạo của món lẩu. Rau đắng sau khi hái về được rửa cho thật sạch, để ráo. Trong lúc rửa rau phải chú ý thật nhẹ tay, phải “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, tránh để bị rau dập nát vì khi ấy rau sẽ trở nên quá đắng và mất ngon. Cá rô phải là loại cá rô mề, con nào con nấy nhìn cứ phây phây béo tốt. Cá được móc ruột và đánh vảy thật sạch rồi cho vào luộc sơ hay hấp cũng được. Khi thấy cá vừa chín tới thì vớt ra, sau đó nhẹ tay gỡ toàn bộ phần thịt để riêng, phần xương cho vào cối giã nát, chắt lấy nước. Xong đâu đấy, phi hành cho thật thơm rồi nhẹ nhàng cho phần thịt cá vào xào sơ, tiếp theo cho toàn bộ phần nước chắt từ xương cá và nước luộc (hấp) cá vào đun sôi, nhớ hớt bỏ phần bọt nổi bên mép nồi, nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng, khi nước đã thật sôi thì cho rau đắng vào và nhắc ra, thêm chút tiêu và hành lá. Khi ăn, ta lâng lâng với cái đăng đắng của rau, cái ngọt ngọt, beo béo của thịt và xương cá, cái thơm thơm của hành và tiêu…
    Trong cái nắng oi nồng của ngày hè cùng gia đình quây quần giữa mâm cơm giản dị mà vừa ăn vừa xuýt xoa, hít hà, mồ hôi mẹ, mồ hôi con vã ra như tắm bởi đĩa cá kho tộ cay nồng, tô canh rau đắng nóng hôi hổi… thì thật là sung sướng hay ngồi ăn trong cái mênh mang của đất trời khi mưa, ta lại cảm thấy ấm lòng, thú vị. Bởi thế mà thi sĩ Nguyệt Lãng từng có những nỗi nhớ quê, nhớ loài rau đồng nội khó quên trong tâm thức của mình:

    Ai buộc đời mình vì một cọng rau
    Ai khôn lớn qua cầu đi hút bóng
    Nhìn quãng đồng xa một làn khói trắng
    Cũng bâng khuâng nhớ lắm quê mình
    Bỗng nghe thèm rau đắng nấu canh...

                                                                                                               " Hai Lúa Miền Tây"

    Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

        Nhớ hồi bé,lâu lâu tôi nhõng nhẽo đòi má cho uống nước cơm sôi. Má lụm cụm vo sơ gạo trong cái nồi xi kên, cho khá nhiều nước lạnh vào trước khi bắc lên bếp lửa.

       Cơm sôi lụp bụp đội nắp vung, má hai tay cầm giẻ bếp, nghiêng miệng nồi vào cái tô để chắt nước cơm. Sau đó, má đặt nồi cơm lên bếp, giở nắp vung, dùng đũa bếp xơ cơm. Đậy nắp vung xong, má cho vào tô nước cơm sôi lượng đường cát vàng vừa đủ ngọt, tôi húp một cách khoái trá
    Nước cơm sôi, gợi nhớ một thời nuôi tôi khôn lớn.
    Nhìn tôi húp nước cơm sôi một cách hả hê, má tôi cười, mắng: “Tổ cha mầy!”. Rồi má nhắc chuyện “đời xưa” mà tôi đã nghe không biết bao nhiêu lần những khi được uống nước cơm sôi. Rằng, hồi tôi chào đời là lúc kinh tế cả nước trong cơn thắt ngặt mà người ta gọi là thời “bao cấp”. Bấy giờ người dân được nhà nước phân phối từ cây kim sợi chỉ đến những mặt hàng thiết yếu theo định lượng ít ỏi. Sữa bò là món hàng “xa xỉ”. Nhà nghèo, không đủ tiền mua sữa, nội tôi phải chắt nước cơm sôi pha đường, giặm thêm chút muối đút tôi uống. Tôi lớn lên theo thời gian với nước cơm sôi pha đường.
    Không cả sữa bò, chỉ với nước cơm sôi pha chút đường mà tôi lớn phổng phao, thế mới ngộ. Ai cũng khen tôi đẹp trai. Không biết có phải vì uống quá nhiều nước cơm sôi mà trong tôi lúc nào cũng thòm thèm chất nước hơi sệt béo ngọt kia? Bẵng đi một thời gian, khi đã lớn, với việc đi học xa nhà; sau này lại làm việc nơi cơ quan cùng bao nhiêu phức tạp trong đời sống, vẫn không làm sao xóa nhòa chất nước “linh diệu” kia trong tôi. Tôi vẫn thèm!
    Ngày nay, cuộc sống ồn ào, náo nhiệt, cuốn theo vòng xoáy thời gian với bao nỗi lo toan cơm áo, gạo tiền…, chính vì thế nồi cơm điện luôn hiện hữu trong tất cả gia đình bởi tính tiện lợi của nó. Bao năm về lại quê nhà, hình bóng người mẹ già cặm cụi chắt chiu từng giọt nước cơm nuôi con khôn lớn ngày nào, giờ đây vẫn không phai mờ trong tôi...

    nước cơm sôi

    Ngọt bùi nước cơm sôi

    Tùng Phạm  |  at  04:28

        Nhớ hồi bé,lâu lâu tôi nhõng nhẽo đòi má cho uống nước cơm sôi. Má lụm cụm vo sơ gạo trong cái nồi xi kên, cho khá nhiều nước lạnh vào trước khi bắc lên bếp lửa.

       Cơm sôi lụp bụp đội nắp vung, má hai tay cầm giẻ bếp, nghiêng miệng nồi vào cái tô để chắt nước cơm. Sau đó, má đặt nồi cơm lên bếp, giở nắp vung, dùng đũa bếp xơ cơm. Đậy nắp vung xong, má cho vào tô nước cơm sôi lượng đường cát vàng vừa đủ ngọt, tôi húp một cách khoái trá
    Nước cơm sôi, gợi nhớ một thời nuôi tôi khôn lớn.
    Nhìn tôi húp nước cơm sôi một cách hả hê, má tôi cười, mắng: “Tổ cha mầy!”. Rồi má nhắc chuyện “đời xưa” mà tôi đã nghe không biết bao nhiêu lần những khi được uống nước cơm sôi. Rằng, hồi tôi chào đời là lúc kinh tế cả nước trong cơn thắt ngặt mà người ta gọi là thời “bao cấp”. Bấy giờ người dân được nhà nước phân phối từ cây kim sợi chỉ đến những mặt hàng thiết yếu theo định lượng ít ỏi. Sữa bò là món hàng “xa xỉ”. Nhà nghèo, không đủ tiền mua sữa, nội tôi phải chắt nước cơm sôi pha đường, giặm thêm chút muối đút tôi uống. Tôi lớn lên theo thời gian với nước cơm sôi pha đường.
    Không cả sữa bò, chỉ với nước cơm sôi pha chút đường mà tôi lớn phổng phao, thế mới ngộ. Ai cũng khen tôi đẹp trai. Không biết có phải vì uống quá nhiều nước cơm sôi mà trong tôi lúc nào cũng thòm thèm chất nước hơi sệt béo ngọt kia? Bẵng đi một thời gian, khi đã lớn, với việc đi học xa nhà; sau này lại làm việc nơi cơ quan cùng bao nhiêu phức tạp trong đời sống, vẫn không làm sao xóa nhòa chất nước “linh diệu” kia trong tôi. Tôi vẫn thèm!
    Ngày nay, cuộc sống ồn ào, náo nhiệt, cuốn theo vòng xoáy thời gian với bao nỗi lo toan cơm áo, gạo tiền…, chính vì thế nồi cơm điện luôn hiện hữu trong tất cả gia đình bởi tính tiện lợi của nó. Bao năm về lại quê nhà, hình bóng người mẹ già cặm cụi chắt chiu từng giọt nước cơm nuôi con khôn lớn ngày nào, giờ đây vẫn không phai mờ trong tôi...

    Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2016

        Phải nói ngay rằng trong đời sống người bình dân miền Tây Nam bộ có hai loài thực vật rất quen thuộc có cùng tên là bình bát.

        Loại bình bát thân gỗ cao khoảng năm, ba thước tây. Lá đơn, mọc so le, lá có mùi hôi đặc trưng. Vùng đất thấp ven sông, có nhiều phèn, cùng với khí hậu nóng ẩm là điều kiện để cây bình bát - một loại cây hoang mọc đầy, tạo nên một màu xanh ngát cả vùng.

        Bình bát sống trên dưới chục năm. Cây bình bát thường được làm củi đốt. Người bình dân thường đốn bình bát về ngâm, bỏ lớp da ngoài, lấy lớp da trong làm dây bện thắt thành những chiếc võng đưa, vừa dai, vừa chắc. Bình bát trổ bông màu trắng, cánh hình trái tim. Bông cho quả non màu xanh, da sần sùi, đến khi bình bát chín trái ngả sang màu vàng tươi. Trái chín gặp cơn gió nhẹ là rụng xuống đất.
           Ngày trước, người bình dân miền quê Tây Nam bộ sống chủ yếu bằng kinh tế tự túc tự cấp. Đặc trưng cơ bản của cuộc sống ấy đó là kiếm được gì ăn nấy. Trẻ con lâu lắm mới được vài miếng bánh hay vài viên kẹo mẹ đi chợ về mua cho. Còn lại, cứ mỗi sáng ngày các em chạy ra vườn, dọc theo bờ kênh, mé rạch lượm bình bát chín bẻ ra ăn ngay vừa ngọt vừa có mùi hôi hôi đặc biệt.

         Người tha hương, có lúc bồi hồi nhớ tiếng võng kẽo kẹt với lời ru ngọt ngào của mẹ:

        À … ơi! Xa quê vẫn nhớ quê nhà
        Nhớ trái bình bát … à .. ơ … nhớ trái bình bát đậm đà ngọt ngon.

        Cầu kỳ hơn thì đem những trái bình bát ấy về, dùng tay bẻ ra, gợt bỏ vỏ rồi bỏ vô ly dầm với đường, thêm ít viên nước đá là thứ giải khát tuyệt diệu lúc trưa hè. Có người làm sạch vỏ, ướp ít đường cát hay đường phèn trộn đều đợi đêm xuống phơi ngoài trời để hứng sương. Sáng hôm sau được ly bình bát ngọt lịm và mát lạnh. Người ta cho rằng ăn như vậy sẽ chữa được bệnh nhức đầu đông.
         Do cùng họ với với mãng cầu xiêm, nên dân gian miền Tây còn sáng tạo bằng việc ghép chồi non của mãng cầu vào bình bát. Sau đó thân mãng cầu sống trên gốc cây bình bát. Trái mãng cầu tháp cho nhiều nước, vị ngọt lẫn chua mềm, thơm và có vị ngon đặc trưng khác đi ít nhiều so với mãng cầu chính gốc của nó.

         Bình bát chín rụng đầy, lượm ăn không hết thì cho cá ăn. Ở miền Tây Nam bộ có tập quán nuôi cá dồ cầu. Thời gian sau cá lớn, người ta chuyển từ hầm này sang hầm rọng để cá sạch mình và sẽ ăn dần. Đây chính là lúc người ta lượm những trái bình bát chín rụng về nuôi cá. Cá ăn bình bát vừa sạch, vừa béo, chừng nửa tháng sau lấy lưới kéo lên tả pín lù hay kho tương đều ngon miệng.

         Loại thứ hai là bình bát dây. Dân gian ở miệt đất này hay ngâm nga rằng:

          Chiều chiều bắt cá nấu canh
          Sao mà ngon lạ lá bình bát dây

         Những buổi chiều hè, sau công việc đồng ruộng, người lao động miền Tây Nam bộ thường phải tất bật lo cho bữa cơm chiều. Bữa cơm nhà quê thường không thể thiếu món canh. Đây là món ăn rất đa dạng và phong phú. Nét độc đáo vừa lạ mà vừa quen trong số đó phải kể đến nồi canh đọt bình bát dây nấu với cá trê vàng hoặc tép bạc, tép trấu…

         Khác với cây bình bát, loài gỗ tạp cho trái màu vàng mọc ven các bờ kênh, mé rạch, bình bát dây là loại dây leo mọc hoang, bò phủ um tùm trên các tán cây lớn với lá xanh mướt. Lá bình bát dây mọc so le, hình trái tim, hoa màu trắng, có năm cánh. Trái bình bát dây lúc còn non có màu xanh giống như dưa leo, to bằng ngón tay cái, vị đắng, lúc chín có màu đỏ rực, vị trở nên ngọt. Con nít thường hay hái trái hoang này lúc chín vừa ăn vừa đùa nghịch, để rồi sau này dù tha phương vẫn luôn hoài niệm về ngày xưa ấy!
         Người ta thường hái những chiếc lá bình bát dây xanh tươi kèm với những đọt non đem về để nấu canh. Cá trê vàng chạy lộp hay cắm câu còn tươi rói được làm sạch râu, mang và bụng cá, để nguyên con hoặc khứa hai, ba tùy ý. Sau đó, thả cá vào nồi nước sôi nấu thêm vài dạo, hớt sạch bọt, nêm nếm cho vừa ăn. Cuối cùng cho lá bình bát vào. Nồi canh vừa sôi lại thì nhắc xuống, cho lên phía trên ít gừng xắt chỉ, nhuyễn. Hương vị đặc trưng này không thể thiếu trong nồi canh cá trê nấu lá bình bát dây. Vị nồng cay của gừng tăng thêm hương vị quyến rũ của món ăn.

        Bên nồi cơm gạo mới nóng hổi, chan miếng canh bình bát dây húp mấy cái đã hết chén. Mồ hôi vả ra, bao miệt nhọc dường như tan biến.

       Thịt cá trê vàng ươm chấm với nước mắm gừng, hoặc nước mắm ớt để lắng lòng nghe tiếng vọng của hồn quê dân dã.

         Nấu tô canh nóng mời anh
         Thủy chung vẫn vẹn mối tình thôn quê

    ký ức miền tây

    Chuyện về loài thực vật mang tên... bình bát!

    Tùng Phạm  |  at  01:52

        Phải nói ngay rằng trong đời sống người bình dân miền Tây Nam bộ có hai loài thực vật rất quen thuộc có cùng tên là bình bát.

        Loại bình bát thân gỗ cao khoảng năm, ba thước tây. Lá đơn, mọc so le, lá có mùi hôi đặc trưng. Vùng đất thấp ven sông, có nhiều phèn, cùng với khí hậu nóng ẩm là điều kiện để cây bình bát - một loại cây hoang mọc đầy, tạo nên một màu xanh ngát cả vùng.

        Bình bát sống trên dưới chục năm. Cây bình bát thường được làm củi đốt. Người bình dân thường đốn bình bát về ngâm, bỏ lớp da ngoài, lấy lớp da trong làm dây bện thắt thành những chiếc võng đưa, vừa dai, vừa chắc. Bình bát trổ bông màu trắng, cánh hình trái tim. Bông cho quả non màu xanh, da sần sùi, đến khi bình bát chín trái ngả sang màu vàng tươi. Trái chín gặp cơn gió nhẹ là rụng xuống đất.
           Ngày trước, người bình dân miền quê Tây Nam bộ sống chủ yếu bằng kinh tế tự túc tự cấp. Đặc trưng cơ bản của cuộc sống ấy đó là kiếm được gì ăn nấy. Trẻ con lâu lắm mới được vài miếng bánh hay vài viên kẹo mẹ đi chợ về mua cho. Còn lại, cứ mỗi sáng ngày các em chạy ra vườn, dọc theo bờ kênh, mé rạch lượm bình bát chín bẻ ra ăn ngay vừa ngọt vừa có mùi hôi hôi đặc biệt.

         Người tha hương, có lúc bồi hồi nhớ tiếng võng kẽo kẹt với lời ru ngọt ngào của mẹ:

        À … ơi! Xa quê vẫn nhớ quê nhà
        Nhớ trái bình bát … à .. ơ … nhớ trái bình bát đậm đà ngọt ngon.

        Cầu kỳ hơn thì đem những trái bình bát ấy về, dùng tay bẻ ra, gợt bỏ vỏ rồi bỏ vô ly dầm với đường, thêm ít viên nước đá là thứ giải khát tuyệt diệu lúc trưa hè. Có người làm sạch vỏ, ướp ít đường cát hay đường phèn trộn đều đợi đêm xuống phơi ngoài trời để hứng sương. Sáng hôm sau được ly bình bát ngọt lịm và mát lạnh. Người ta cho rằng ăn như vậy sẽ chữa được bệnh nhức đầu đông.
         Do cùng họ với với mãng cầu xiêm, nên dân gian miền Tây còn sáng tạo bằng việc ghép chồi non của mãng cầu vào bình bát. Sau đó thân mãng cầu sống trên gốc cây bình bát. Trái mãng cầu tháp cho nhiều nước, vị ngọt lẫn chua mềm, thơm và có vị ngon đặc trưng khác đi ít nhiều so với mãng cầu chính gốc của nó.

         Bình bát chín rụng đầy, lượm ăn không hết thì cho cá ăn. Ở miền Tây Nam bộ có tập quán nuôi cá dồ cầu. Thời gian sau cá lớn, người ta chuyển từ hầm này sang hầm rọng để cá sạch mình và sẽ ăn dần. Đây chính là lúc người ta lượm những trái bình bát chín rụng về nuôi cá. Cá ăn bình bát vừa sạch, vừa béo, chừng nửa tháng sau lấy lưới kéo lên tả pín lù hay kho tương đều ngon miệng.

         Loại thứ hai là bình bát dây. Dân gian ở miệt đất này hay ngâm nga rằng:

          Chiều chiều bắt cá nấu canh
          Sao mà ngon lạ lá bình bát dây

         Những buổi chiều hè, sau công việc đồng ruộng, người lao động miền Tây Nam bộ thường phải tất bật lo cho bữa cơm chiều. Bữa cơm nhà quê thường không thể thiếu món canh. Đây là món ăn rất đa dạng và phong phú. Nét độc đáo vừa lạ mà vừa quen trong số đó phải kể đến nồi canh đọt bình bát dây nấu với cá trê vàng hoặc tép bạc, tép trấu…

         Khác với cây bình bát, loài gỗ tạp cho trái màu vàng mọc ven các bờ kênh, mé rạch, bình bát dây là loại dây leo mọc hoang, bò phủ um tùm trên các tán cây lớn với lá xanh mướt. Lá bình bát dây mọc so le, hình trái tim, hoa màu trắng, có năm cánh. Trái bình bát dây lúc còn non có màu xanh giống như dưa leo, to bằng ngón tay cái, vị đắng, lúc chín có màu đỏ rực, vị trở nên ngọt. Con nít thường hay hái trái hoang này lúc chín vừa ăn vừa đùa nghịch, để rồi sau này dù tha phương vẫn luôn hoài niệm về ngày xưa ấy!
         Người ta thường hái những chiếc lá bình bát dây xanh tươi kèm với những đọt non đem về để nấu canh. Cá trê vàng chạy lộp hay cắm câu còn tươi rói được làm sạch râu, mang và bụng cá, để nguyên con hoặc khứa hai, ba tùy ý. Sau đó, thả cá vào nồi nước sôi nấu thêm vài dạo, hớt sạch bọt, nêm nếm cho vừa ăn. Cuối cùng cho lá bình bát vào. Nồi canh vừa sôi lại thì nhắc xuống, cho lên phía trên ít gừng xắt chỉ, nhuyễn. Hương vị đặc trưng này không thể thiếu trong nồi canh cá trê nấu lá bình bát dây. Vị nồng cay của gừng tăng thêm hương vị quyến rũ của món ăn.

        Bên nồi cơm gạo mới nóng hổi, chan miếng canh bình bát dây húp mấy cái đã hết chén. Mồ hôi vả ra, bao miệt nhọc dường như tan biến.

       Thịt cá trê vàng ươm chấm với nước mắm gừng, hoặc nước mắm ớt để lắng lòng nghe tiếng vọng của hồn quê dân dã.

         Nấu tô canh nóng mời anh
         Thủy chung vẫn vẹn mối tình thôn quê

        Cặp lu chứa nước từ bao đời đã gắn bó với người nông dân, từ lúc mới khai hoang, lập ấp. Gần như ở quê tôi miền Tây nhà nào cũng đều có ít nhất một cặp lu dùng để chứa nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn uống hằng ngày. Cặp lu thân thương nghĩa tình ấy giờ vẫn luôn đồng hành trong cuộc sống giản dị của người dân.

        Dạo quanh làng xóm, điều mà mọi người ấn tượng nhất khi đặt chân đến nơi này là cặp lu tròn trĩnh, nó như một biểu tượng cho một mái nhà, một gia đình. Người quê tôi thường cho con cái của mình lập gia đình từ rất sớm với mục đích mong cho cái của mình chí thú làm ăn, xây dựng cuộc sống gia đình. Sau khi lấy nhau, họ làm nhà rồi cho con cái ra ở riêng (gọi là ra riêng), cung cấp cho các vật dụng cần thiết để sử dụng hằng ngày như: nồi, niêu, giường, chiếu… nhất là phải có cặp lu chứa nước được các gia đình chuẩn bị từ lâu.

       
    Cặp lu quê ấy được đúc khuôn với chất liệu bằng xi măng truyền thống, bên ngoài nhẵn, có vẽ hình hoa văn, bên trong thì hơi sần sùi nhưng quan trọng là không bị chảy nước. Thường khi “ra riêng”, không có tiền mua kiệu (loại lu làm bằng sành) nên chỉ sử dụng cái lu để ngoài sàn nước để tắm rửa, nấu ăn; cái còn lại dùng để đựng nước mưa dự trữ uống trong mùa nắng.
    Cặp lu ấy gắn bó thân thiết với người dân không thể tách rời. Dường như mọi sinh hoạt hằng ngày đều phải dùng nước đựng trong lu; nấu cơm, giặt giũ, rửa chén đều lấy nước từ cái lu ấy. Đến tháng mưa, người dân dùng lu để chứa nước, bỏ trái bí đao vào lu nước mưa tạo nên vị ngọt lành, mát mẻ của nước mưa được chứa trong lu.


    Ba tôi kể lại ngày “ra riêng’ của mình, nội tôi cũng tặng cho vợ chồng  ba cặp lu mà nội tôi đã cẩn thận cất kỹ từ lâu, nội nói rằng, đây là cặp lu đầu tiên nội tặng, sau này các con sẽ mua thật nhiều lu để chứa nước mưa mà dùng. Thật đúng như nội nói, sau ngày “trọng đại” ấy, ba tôi đã mua thêm được nhiều cặp lu nhưng cặp lu cũ kỹ mà nội tặng thì vẫn còn đó, đồng hành với  gia đình chúng tôi trong cuộc sống gia đình.

    Giờ đây, quê tôi đã có nước cây để sử dụng, không còn cảnh đợi nước lớn để gánh vào lu như những ngày xưa. Tuy nhiên, ba tôi vẫn giữ mãi thói quen dùng lu để chứa nước mưa mà uống. Ba nói rằng, chỉ khi uống nước ở trong lu này, ba mới cảm nhận được mùi vị ngọt lành của nước, nhận ra được hương quê trong từng giọt nước mát trong lu. Vì vậy, lúc nào ba cũng để sẵn cặp lu ở ngoài sân, đợi mùa mưa đến hứng nước mà dùng.

    Cặp lu chứa nước ngày xưa nội tặng vẫn còn đấy, dù hơi cũ kỹ nhưng vẫn chứa nước tốt như những ngày nào. Đối với tôi, cặp lu thân thương ấy có giá trị thiêng liêng, như một nhân chứng cho sự gắn bó, thủy chung, son sắc đối với con người. Mỗi lần nhìn lại cặp lu, trong lòng tôi trào dâng nhiều xúc cảm, chính cặp lu này đã mang lại cho chúng tôi những giọt nước ấp áp, nghĩa tình.
    văn hóa

    Nghĩa tình cặp lu chứa nước ngày “ra riêng”

    Tùng Phạm  |  at  01:36

        Cặp lu chứa nước từ bao đời đã gắn bó với người nông dân, từ lúc mới khai hoang, lập ấp. Gần như ở quê tôi miền Tây nhà nào cũng đều có ít nhất một cặp lu dùng để chứa nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn uống hằng ngày. Cặp lu thân thương nghĩa tình ấy giờ vẫn luôn đồng hành trong cuộc sống giản dị của người dân.

        Dạo quanh làng xóm, điều mà mọi người ấn tượng nhất khi đặt chân đến nơi này là cặp lu tròn trĩnh, nó như một biểu tượng cho một mái nhà, một gia đình. Người quê tôi thường cho con cái của mình lập gia đình từ rất sớm với mục đích mong cho cái của mình chí thú làm ăn, xây dựng cuộc sống gia đình. Sau khi lấy nhau, họ làm nhà rồi cho con cái ra ở riêng (gọi là ra riêng), cung cấp cho các vật dụng cần thiết để sử dụng hằng ngày như: nồi, niêu, giường, chiếu… nhất là phải có cặp lu chứa nước được các gia đình chuẩn bị từ lâu.

       
    Cặp lu quê ấy được đúc khuôn với chất liệu bằng xi măng truyền thống, bên ngoài nhẵn, có vẽ hình hoa văn, bên trong thì hơi sần sùi nhưng quan trọng là không bị chảy nước. Thường khi “ra riêng”, không có tiền mua kiệu (loại lu làm bằng sành) nên chỉ sử dụng cái lu để ngoài sàn nước để tắm rửa, nấu ăn; cái còn lại dùng để đựng nước mưa dự trữ uống trong mùa nắng.
    Cặp lu ấy gắn bó thân thiết với người dân không thể tách rời. Dường như mọi sinh hoạt hằng ngày đều phải dùng nước đựng trong lu; nấu cơm, giặt giũ, rửa chén đều lấy nước từ cái lu ấy. Đến tháng mưa, người dân dùng lu để chứa nước, bỏ trái bí đao vào lu nước mưa tạo nên vị ngọt lành, mát mẻ của nước mưa được chứa trong lu.


    Ba tôi kể lại ngày “ra riêng’ của mình, nội tôi cũng tặng cho vợ chồng  ba cặp lu mà nội tôi đã cẩn thận cất kỹ từ lâu, nội nói rằng, đây là cặp lu đầu tiên nội tặng, sau này các con sẽ mua thật nhiều lu để chứa nước mưa mà dùng. Thật đúng như nội nói, sau ngày “trọng đại” ấy, ba tôi đã mua thêm được nhiều cặp lu nhưng cặp lu cũ kỹ mà nội tặng thì vẫn còn đó, đồng hành với  gia đình chúng tôi trong cuộc sống gia đình.

    Giờ đây, quê tôi đã có nước cây để sử dụng, không còn cảnh đợi nước lớn để gánh vào lu như những ngày xưa. Tuy nhiên, ba tôi vẫn giữ mãi thói quen dùng lu để chứa nước mưa mà uống. Ba nói rằng, chỉ khi uống nước ở trong lu này, ba mới cảm nhận được mùi vị ngọt lành của nước, nhận ra được hương quê trong từng giọt nước mát trong lu. Vì vậy, lúc nào ba cũng để sẵn cặp lu ở ngoài sân, đợi mùa mưa đến hứng nước mà dùng.

    Cặp lu chứa nước ngày xưa nội tặng vẫn còn đấy, dù hơi cũ kỹ nhưng vẫn chứa nước tốt như những ngày nào. Đối với tôi, cặp lu thân thương ấy có giá trị thiêng liêng, như một nhân chứng cho sự gắn bó, thủy chung, son sắc đối với con người. Mỗi lần nhìn lại cặp lu, trong lòng tôi trào dâng nhiều xúc cảm, chính cặp lu này đã mang lại cho chúng tôi những giọt nước ấp áp, nghĩa tình.

    Bài Viết Cùng Chủ Đề

    © 2015 Hai Lúa Miền Tây | Design by Tùng Phạm
    | Design by Tùng Phạm.