Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Tục tảo mộ của người Việt Nam

Vào dịp cuối năm, dù công việc có bận rộn như thế nào thì những thành viên trong gia đình Việt vẫn dành thời gian để cùng đi tảo mộ.Tục tảo mộ gắn liền với đạo đức, với bổn phận con người Việt Nam – bổn phận của con cháu tưởng nhớ công lao của những người đi trước. Đây chính là ngày để mọi người có dịp báo hiếu, trả nghĩa, đền đáp phần nào ơn sinh thành của tổ tiên.

Đây là một trong những nét văn hóa truyền thống của dân tộc ta
Tảo mộ, đó những hoạt động như làm cỏ các phần mộ, sửa sang, thắp hương, đặt hoa quả thành kính tưởng nhớ ông bà tổ tiên.
Hàng năm, cứ vào khoảng 24, 25 tháng Chạp khi năm cũ sắp qua và năm mới lại đến, là nhiều gia đình Việt đi tảo mộ. Các thành viên trong gia đình cùng đi thăm viếng, đặt hoa quả thành kín, vun lại những nắm mồ, phát cỏ dại, tu bổ lại nơi an nghỉ, của ông bà tổ tiên và người thân của mình, để tưởng nhớ những người đã khuất.
Truyền thống tâm linh của người Việt tin rằng, khi năm mới đến mọi thứ phải sửa sang, làm mới, kể cả nơi an nghỉ của ông bà cũng vậy.
Việc sửa sang phần mộ là một trong những việc hiếu đạo của con cháu thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành, tổ tiên đã khuất.
Về quê tảo mộ mỗi dịp xuân về đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Đó cũng là thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội.
Đối với những dòng tộc lớn thường có những quy định rất cụ thể, thường ghi trong gia phả như một truyền thống của dòng tộc để con cháu các thể hệ sau tiếp tục thực hiện, nhầm thắt chặt tình yêu thương, đoàn kết.
“Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn
Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”
Đối với người thành thị, những người đã khuất được mai táng trong các nghĩa trang, do vậy thường khó duy trì việc chôn cất người khuất núi một cách gần gũi như ở thôn quê. Nhưng khi sắp đến Tết Nguyên đán, người thành thị cũng luôn sắp xếp thời gian để đi thăm viếng mộ người thân không khác người ở thôn quê.
Đây cũng là nét đặc trưng của văn hóa truyền thống, một tục lệ trong “đạo thờ ông bà” của dân tộc ta. Dù cuộc mưu sinh có tất bật thế nào đi nữa, dù cả năm bôn ba ở nơi xa, nhưng chốn quay về vẫn luôn là gia đình.
Theo đời sống tâm linh, nhiều gia đình cho rằng mỗi dịp tảo mộ cũng là một dịp thành tâm mời ông bà tổ tiên chuẩn bị cùng về ăn Tết với gia đình. Do đó, theo sau phong tục này ta có tục rước ông bà vào trưa ngày 30 tết, và đưa ông bà vào trưa mùng 3 hoặc mùng 4, tùy theo tập quán ở mỗi địa phương, và nếp sống của mỗi gia đình.
Dù cuộc sống có hiện đại như thế nào thì đời sống tâm linh luôn tồn tại trong mỗi con người. Đó như một nét văn hóa truyền thống của người Việt, điều đó tạo nên một sức mạnh diệu kỳ – sức mạnh của lòng tin, cùng với lòng tin là sẽ được tổ tiên phù hộ cho những ngày tiếp sau đó.

0 nhận xét:

Bài Viết Cùng Chủ Đề

© 2015 Hai Lúa Miền Tây | Design by Tùng Phạm
| Design by Tùng Phạm.